1900 6665

VAI TRÒ CỦA GIAI ĐOẠN LY THÂN

VAI TRÒ CỦA GIAI ĐOẠN LY THÂN

Đôi khi chúng ta phải dừng lại, phải tách khỏi nhau, phải chấp nhận đánh đổi để biết cuộc hôn nhân này có phải điều mình thực sự cần và muốn duy trì nó hay không.

Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng theo đó hai người không còn chung sống, ăn ở với nhau, nhưng vẫn chưa ly hôn. Vợ chồng thường tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần phải ra tòa, và trên pháp lý thì họ vẫn là vợ chồng. Ly thân tạo cơ hội cho vợ hay chồng sống riêng biệt mà không phải cần ly hôn.

Mục đích của ly thân là để giảm thiểu những căng thẳng, xung đột giữa vợ và chồng, đồng thời để các bên có thời gian suy ngẫm, ăn năn hối lỗi, khắc phục lỗi lầm, tha thứ cho nhau… để sau đó vợ chồng lại đoàn tụ, tiếp tục chung sống. Ly thân không làm chấm dứt mối quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng nên trong thời gian sống ly thân, các bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đối với con chung và tài sản. Như vậy, ly thân là để hướng đến sự đoàn tụ, chứ không phải để hướng đến ly hôn. Với ý nghĩa đó, ly thân không phải là bước đệm để tiến hành ly hôn mà là cơ hội để tái gắn kết quan hệ vợ chồng.

Tại Việt Nam không có quy định về vấn đề ly thân. Trong quá trình xây dựng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, từng có những đề xuất bổ sung “chế định ly thân” trong luật Hôn nhân và gia đình với lý do là để bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em tốt hơn trong thời gian này.

Chắc chắn sẽ không có ai muốn nghĩ tới những rủi ro có thể xảy đến trong cuộc hôn nhân của mình, vào khoảnh khắc họ chấp nhận lồng vào tay nhau chiếc nhẫn và nâng ly nhận lời chúc phúc từ người thân, bạn bè. Nhưng cuộc sống sẽ không dễ dàng chỉ vì bạn mong nó dễ dàng.

Đôi khi chúng ta phải dừng lại, phải tách khỏi nhau, phải chấp nhận đánh đổi để biết cuộc hôn nhân này có phải điều mình thực sự cần và muốn duy trì nó hay không.

Ly thân là chuyện không ai mong muốn nhưng có lẽ đó là lựa chọn tốt nhất với những cặp vợ chồng đang ở trong trạng thái không cãi vã, không lừa dối nhưng cũng không còn mặn mà với nhau, giống như câu chuyện của bạn tôi.

Mai và Trọng bén duyên từ năm lớp 12, yêu nhau 7 năm mới cưới. Đám cưới diễn ra trong sự tự nguyện, gia đình không ép uổng. Sống với nhau tròn 1 thập kỷ, anh chị họp gia đình, thông báo quyết định ly thân với lý do: “Bọn con không thể chung sống với nhau được nữa, không phải con hay vợ con có người khác”. 

Năm đó, Trọng và Mai vừa bước sang tuổi 37. Hai con người mới gần 40 tuổi mà đã có tới 17 năm yêu và chung sống cùng nhau. Khoảng thời gian họ bên nhau bằng 1/2 khoảng thời gian họ có mặt trên đời này. Hai người không cãi vã, không ai lừa dối ai, nhưng sống chung một nhà, ngủ chung một giường mà chẳng ai muốn mở lời tâm sự hay tình cảm với nhau.

Tình trạng ấy kéo dài đã hơn 3 năm trước khi cả hai nhận ra mình chưa từng thực sự dành thời gian cho riêng bản thân. Họ đã làm mọi thứ cùng nhau, học cùng nhau, ăn chơi cùng nhau, sống cùng nhau. Sau 17 năm, khao khát được sống một mình bật lên mãnh liệt như chiếc lò xo bị nén. Vậy là họ ly thân. Hai người thỏa thuận với nhau rằng Trọng sẽ ra ngoài thuê nhà, còn Mai và 2 con vẫn sống ở căn hộ đang đứng tên 2 vợ chồng. Sau khi ly thân, mỗi khi gặp rắc rối trong công việc, Trọng đều nhờ Mai tư vấn, Trọng nhận thấy, Mai luôn là người đưa ra định hướng đúng đắn cho Trọng. Cô ấy luôn là người phụ nữ tốt, có lẽ, ở cạnh nhau quá lâu, tình cảm mà Trọng dành cho cô dần nhạt nhòa. Vậy là sau hơn 1 năm ly thân, Trọng trở về nhà. Còn Mai, đương nhiên không từ chối sự quay lại ấy.

Quan trọng hơn cả, chỉ khi sắp mất đi, chúng ta mới nhận ra thứ mình từng có quý giá đến thế nào.

Còn với nhiều người, nếu cuộc hôn nhân của họ đã rơi vào tình trạng nghiêm trọng, thì ly thân cũng là giai đoạn giúp họ bình tĩnh, đưa ra những quyết định chính xác, tránh những xung đột không đáng có.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *